Trẻ Sốt Trên 39 Độ mẹ phải làm sao


Sốt cao trên 39 độ là hiện tượng không thể xem nhẹ ở trẻ nhỏ, tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của bé.Để giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, sau đây mình sẽ chia sẻ các loại bệnh có thể gặp khi trẻ sốt cao và cách hạ sốt nhanh hiệu quả dưới đây.

Sốt là tình trạng thân nhiệt cao hơn 1 độ C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể.Thân nhiệt của trẻ sơ sinh bình thường khi nằm trong khoảng 36,5 – 37,5C. Nhưng khi đo thấy thân nhiệt trẻ vượt ngưỡng này tức là trẻ đang bị sốt, trong đó khi nhiệt độ tầm khoảng 38 – 38,50C thì được xem là sốt nhẹ, cơ thể trẻ có thể chịu được, nhưng khi nhiệt độ rơi vào khoảng 39 – 400C thì tức là trẻ đang sốt cao.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt

Thông thường, tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ thường do 2 nguyên nhân chính là sốt do nhiễm trùng và sốt không nhiễm trùng.

-Sốt do nhiễm trùng.
Nhiễm siêu vi là nguyên nhân hàng đầu gây ra sốt ở trẻ nhỏ. Bệnh nhân thường sẽ khỏi sau một tuần. Có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh cho trẻ, song nguy hiểm nhất là siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, tay chân miêng hay bệnh sởi , cúm và bệnh thủy đậu…
-Sốt không do nhiễm trùng.
+Thường do nhiệt độ cơ thể bị tăng lên bởi được ủ ấm quá kỹ
+Tiêm chủng vắc-xin trong những năm đầu đời
+Sốt do thuốc, các bệnh lý rối loạn miễn dịch, bệnh lý ác tính.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em sốt trên 39 độ

Khi trẻ sơ sinh bị sốt 39 độ trở lên thì bố mẹ sẽ nhận thấy trẻ có những triệu chứng sau đây:
-Mệt mỏi, quấy khóc, dễ nổi cáu, ngủ mơ màng, chán ăn
-Mặt đỏ hoặc tái, thở nhanh, mắt kém linh hoạt, cơ thể lừ đừ, hay rùng mình, cơ thể tăng tiết mồ hôi.
-Thân nhiệt tăng nhanh bất thường.

Trẻ bị sốt trên 39 độ có nguy hiểm không


Trẻ em sốt trên 39 độ các mẹ tuyệt đối không nên xem thường bởi tình trạng trẻ sốt cao từ 39 độ trở lên không hạ mà còn kéo dài, kèm theo các triệu chứng sốt cao chân tay lạnh khi không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như
-trẻ sẽ có hiện tượng lắc hoặc giật mạnh cánh tay và chân, trợn mắt, cuộn mình lại, thở khò khè, dẫn tới mất ý thức và thiếu oxy lên não.
-Các di chứng ở thần kinh, não bộ như bị thiểu năng trí tuệ, tay chân vận động khó khăn do bại não.
-Sốt cao trên 39 độ kéo dài sẽ gây ra các biến chứng về hô hấp và tim mạch, rối loạn đông máu, co giật, mất nước, di chứng thần kinh, vận động…
-Thậm chí có thể dẫn đến suy đa cơ quan hoặc nguy hiểm hơn là gây tử vong ở trẻ nhỏ.

Cách xử trí tại nhà khi trẻ sốt trên 39 độ.

Khi thấy trẻ có những biểu hiện sốt cao 39 độ, bạn cần nhanh chóng thực hiện các cách sau đây.
-Để trẻ nằm ở nơi thoáng khí, không có gió lùa vào và hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
-Cởi bỏ bớt quần áo, chăn mền trên người trẻ. Chỉ nên cho bé mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể giải tỏa bớt nhiệt.
-Cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt vì khi sốt trẻ sẽ mất nước cực kỳ nhanh.đối với trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ hoàn toàn thì cần tăng lượng bú vì trong sữa mẹ đã có nước.
-Lau mát và uống thuốc hạ sốt.

Cách lau mát cho bé

Khi sốt nhẹ hoặc sốt cao có phối hợp với dùng thuốc hạ sốt, bố mẹ có thể lau mát. Đây là cách rất hiệu quả nếu được làm đúng cách. Theo đó, thay vì dùng nước mát hay nước lạnh để lau, các mẹ nên dùngnước ấm.
+Lau bằng khăn.
Pha nước ấm như nước tắm trong chậu, lấy 5 khăn nhúng nước, vắt nhẹ (không nên vắt kiệt nước) để 4 khăn vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân. Di chuyển và thay khăn nhúng nước liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Lưu ý không dùng cách này khi đang ở trong môi trường lạnh. Vì lạnh làm nước trong khăn nguội rất nhanh, sẽ làm trẻ khó chịu và nước lạnh sẽ làm co mạch máu gây giữ nhiệt trong cơ thể.
+Tắm nước ấm. Đây là cách tốt hơn.
Cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm và dội nước ấm khắp người (kể cả đầu cũng được). Sau 5-7 phút, lau khô liền và mặc quần áo mỏng, thoáng.  Đồng thời cần quan sát và theo dõi trẻ xem có biểu hiện khác kèm theo hay không.

Cách dùng thuốc hạ sốt

Khi trẻ sốt vừa hoặc sốt cao và khi lau mát không hiệu quả,mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.Đối với trẻ nhỏ thì loại thuốc hạ sốt phổ biến và an toàn nhất là paracetamol dạng gói hoặc dạng siro, với liều dùng là khoảng 10 – 15mg/1kg cân nặng/1 lần uống.Trong trường hợp trẻ không uống được như đang ngủ hoặc nôn ói thì có thể dùng viên đưa vào hậu môn với liều lượng như trên.
Sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt lần đầu tiên thấy nhiệt độ giảm ít hoặc chưa giảm, thì tiếp tục cho trẻ uống thêm một liều nữa sau khoảng 4 – 6 tiếng kể từ lần đầu. Bố mẹ nhớ lưu ý tổng liều dùng một ngày tối đa không được quá 60mg/ngày.

Nếu đã làm hết tất cả các biện pháp trên nhưng trẻ hoàn toàn không hạ sốt mà còn có dấu hiệu sốt cao hơn và kéo dài hơn 2 ngày, kèm theo đó là các dấu hiệu như tiêu chảy có máu, thở nhanh, co giật nhiều… thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để có những biện pháp cấp cứu và điều trị kịp thời.


Conlaniemvui Live on Google Site

Nhận xét