Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết Ở Trẻ Em


Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn Aedes Aegypti mang vi-rút Dengue gây ra. Những con muỗi cái mang mầm bệnh sau khi đốt người, sẽ khiến cơ thể người bị đốt mang vi-rút Dengue. 4-6 ngày sau khi bị muỗi vằn đốt, người bệnh mới bắt đầu phát bệnh với biểu hiện sốt cao liên tục, dưới da xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ.Trẻ em từ 3-10 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất. 
Bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch do trung gian truyền bệnh là muỗi vằn.
đọc thêm bài viết : Vắc xin 5 trong 1 là gì




Nguyên nhân gây bệnh

-Trẻ thường chạy nhảy, hoạt động liên tục khiến mồ hôi ra nhiều nên muỗi dễ phát hiện và đốt.
-Trẻ nhỏ thường thích tìm tòi, khám phá nên hay chơi đùa trong các góc khuất, tối là nơi trú ngụ thường xuyên của muỗi.
-Sức đề kháng yếu của trẻ còn yếu nên khi bị muỗi đốt dễ mắc bệnh và cũng để lại biến chứng nguy hiểm hơn người lớn.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Sốt xuất huyết ở trẻ em có biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và diễn tiến phức tạp. Sự khởi phát của bệnh thường khá đột ngột và diễn biến bệnh nhanh chóng từ nhẹ đến nặng qua ba giai đoạn: giai đoạn khởi phát, giai đoạn cấp tính và giai đoạn hồi phục.

Giai đoạn khởi phát

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em giai đoạn khởi phát điển hình là sốt.Trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ,
Ngoài ra bé còn có các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết điển hình như:bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, buồn nôn, nôn, da sung huyết
Ở một số bé lớn hơn, bé có thể cho mẹ biết con bị nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, có chấm xuất huyết dưới da. các biểu hiện xuất huyết tiêu hóa gồm nôn ra máu, tiêu ra máu, số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần…

Giai đoạn cấp tính

Thường rơi vào ngày thứ 3-7 của bệnh là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể.Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện còn sốt hoặc đã giảm sốt, có thể tràn dịch màng phổi màng bụng, phù nề mi mắt, gan to và có thể có các biểu hiện như thoát huyết tương ( vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít, xuất hiện các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp…)
Ở giai đoạn cấp tính này, nếu trẻ không được chữa trị kịp thời, tình trạng xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch xuất hiện rất dễ khiến trẻ tử vong.

Giai đoạn hồi phục


Sau giai đoạn nguy hiểm chừng 48 - 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn. Khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt xuất huyết ở nhà

Khi nhận thấy bé có các dấu hiệu của bệnh, mẹ nên đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám và chẩn đoán.
-Theo dõi thân nhiệt của trẻ liên tục. Khi trẻ sốt cao cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
-Tăng lượng nước uống hơn so với bình thường để bù nước do cơ thể sốt cao. Trẻ cần được uống nước điện giải oresol. Các loại nước lọc, nước trái cây tươi giàu vitamin C như cam, chanh có tác dụng tăng sức bền thành mạch máu, giảm tình trạng xuất huyết.
-Chế độ ăn uống trong ngày nên chia làm nhiều bữa nhỏ, thức ăn loãng, dễ tiêu, cân bằng dinh dưỡng. Không nên dùng thực phẩm và nước uống có màu sẫm tránh trường hợp bị nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
-Nên để trẻ nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động thời gian trẻ bị sốt xuất huyết.
các bạn có thể đọc thêm bài viết 

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/ bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
-Đậy kín các dụng cụ có chứa nước, để muỗi không thể vào đẻ trứng;
-Thả cá vào các dụng cụ đựng nước dung tích lớn (bể, giếng, chum, vại...) để cá ăn hết lăng quăng/bọ gậy nếu có. Các loại cá nên lựa chọn là cá bảy màu, cá sóc, cá rô phi, cá chép, cá lê Argentina,...
-Vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần;
-Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà, chẳng hạn như chai, lọ, mảnh vỡ vỏ chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ quả dừa, lốp xe, vỏ xe cũ, hốc tre,...
-Không cho bé chơi gần những nơi ao tù nước đọng, những nơi nhiều cây cối, góc tối đặc biệt là vào sáng sớm hoặc khi trời tối
-Cho trẻ mặc quần áo dài tay khi vui chơi ngoài trời
-Cho trẻ ngủ mùng,màn
-Sử dụng bình xịt diệt muỗi, nhang hương chống muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi.
-Thường xuyên dọn dẹp nhà sạch sẽ nhất là những vị trí như gầm bàn, gầm tủ, kệ sách để muỗi không có nơi trú ẩn
-Nếu gia đình có người mắc bệnh, mọi thành viên trong gia đình phải ngủ mùng, cách ly người bệnh để tránh trường hợp muỗi đốt người bệnh và truyền virus gây bệnh cho người khác.

Nhận xét