Trẻ Bị Ngộ Độc


Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không kịp xử lý rất dễ nguy hiểm tới tính mạng. Biểu hiện bằng các triệu chứng dạ dày, ruột (buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, sốt...) hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh thấy đột ngột có những triệu chứng (sau vài phút, vài giờ, có thể sau 1 ngày):
- Buồn nôn.
- Ói mửa.
- Đau bụng.
- Tiêu chảy.
- Đau dạ dày.
- Sốt.
- Chán ăn.
- Mệt mỏi.
Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các triệu chứng thường nặng. Nếu nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Vì thế phải rất lưu ý đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý ở người già hay bị mất nước nặng lại không kêu khát nước do tuổi cao làm mất cảm giác khát); mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.
Đọc thêm  bài viết

Một số nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm

Ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong quá trình sản xuất của nó: trồng, thu hoạch, chế biến, tàng trữ, vận chuyển hoặc chuẩn bị. Ô nhiễm, chuyển giao sinh vật gây hại từ một bề mặt khác thường là nguyên nhân. Điều này đặc biệt phiền hà cho nguyên liệu, thực phẩm đã sẵn sàng để ăn, chẳng hạn như xà lách hoặc rau sống khác. Bởi vì những thực phẩm này không được nấu chín, sinh vật gây hại không bị phá hủy trước khi ăn và có thể gây ngộ độc thực phẩm, hoặc cũng có những quán ăn không rửa sạch.
Trong các trường hợp đi du lịch ăn đồ lạ, đồ hải sản chưa được chế biến kỹ, 1 số người quen nhưng cũng có 1 số người không quen ăn vào cũng dễ gây ra phản ứng dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Ăn đồ ăn tại các hàng quán bán rong, bán vỉa hè cũng rất đáng lo ngại có thể ngộ độc thực phẩm.

Xử lý nhanh khi bị ngộ độc thực phẩm để tránh đáng tiếc xảy ra:

Trước một người bị ngộ độc hoặc nghi bị ngộ độc còn tỉnh táo, cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn bị đào thải ra ngoài càng nhanh càng tốt bằng cách dùng 2 ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.
Mẹ cũng lên tham  khảo bài viết sau đây để tránh mắc sai lầm khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Chú ý, khi bệnh nhân nôn để đầu cúi thấp hơn ngực, tránh bị sặc vào phổi. Trong trường hợp nếu biết chất độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc lên cơn co giật khi đang gây nôn. Tại y tế cơ sở, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4 - 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn có chất độc (không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ mơ). Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt tính 1g/kg cân nặng đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như vậy sau 3 - 4 giờ).
Tiếp đó cho uống thuốc tẩy sunfat magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột và than hoạt qua đường phân.
Sau khi cấp cứu tại chỗ, nên chuyển bệnh nhân đến y tế tuyến trên để được theo dõi và điều trị chuyên khoa. 
Sau khi trẻ bị ngộ độc thì phục hồi cho trẻ và thực phẩm cho bé cũng rất quan trọng cha mẹ tham khảo bài viết này nhé

Nhận xét