Trong 3 tháng đầu tiên, nhiều ba mẹ tâm sự về việc bị ám ảnh tiếng khóc của con. Trẻ thường xuyên khóc, khóc dai dẳng không rõ lý do, ba mẹ dỗ hoài không nín. Thực ra khi hiểu đúng về tiếng khóc của trẻ trong năm đầu đời, ba mẹ sẽ cảm thấy giải tỏa hơn rất nhiều. Bài viết này team Mẹ Việt sẽ cùng ba mẹ giải mã nguyên nhân trẻ sơ sinh khóc nhiều và cách khắc phục.
Ý Nghĩa Tiếng Khóc Của Trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói. Vì thế, khóc chính là ngôn ngữ giao tiếp hiệu quả nhất của trẻ. Thông qua tiếng khóc trẻ biểu hiện trạng thái tâm lý, cảm xúc. Khóc cũng là cách con phát triển khả năng giao tiếp xã hội của mình.
Nhu cầu của trẻ dưới 1 tuổi không quá nhiều. Ba mẹ chỉ cần để ý tiếng khóc của trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được thông điệp qua tiếng khóc của con.
Trẻ sơ sinh khóc nhiều có thể thuộc 2 trường hợp sau:
- Khóc dạ đề – khóc colic: bé sơ sinh từ 2-4 tuần tuổi khóc thét dữ dội, có thể mặt đỏ ửng lên, khua khoắng tay chân liên tục, rất khó dỗ. Trẻ có thể khóc kéo dài đến 3 tháng tuổi sẽ tự ngưng. Mình sẽ nói về khóc dạ đề trong một video khác nhé.
- Trẻ sơ sinh khóc nhiều để bày tỏ các nhu cầu cá nhân.
Dưới đây là các nguyên nhân chính cùng cách xử lý giúp mẹ khi trẻ khóc nhiều.
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Khóc
Trẻ Đói Bụng
Mẹ có thể nghĩ đến điều này đầu tiên khi trẻ khóc. Một số dấu hiệu thể hiện trẻ đói bụng đi kèm tiếng khóc gồm: chóp chép miệng, liếm môi, quay mặt, rúc vào ti mẹ, tay nắm chặt. Lúc trẻ khóc là trẻ đã quá đói và có thể từ chối bú mẹ dù đang rất đói. Tốt nhất mẹ nhận thấy những dấu hiệu trên hãy cho bé bú ngay mà không cần đợi đến lúc trẻ khóc nhé!
Tã Bẩn
Tã bẩn làm trẻ bị ẩm ướt không thích một chút nào. Con sẽ khóc để báo hiệu cho ba mẹ biết là con cần được thay tã. Vì thế, hãy kiểm tra tã của trẻ … Đọc tiếp tại đây
The post Giải Mã Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Khóc Nhiều Và Cách Mẹ Xử Lý appeared first on Tự Tin Làm Cha Mẹ.
from Tự Tin Làm Cha Mẹ https://ift.tt/2X2Cs1x
via meviet on wordpress
Nhận xét
Đăng nhận xét