Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Chậm Nói Và Cách Khắc Phục

Trẻ có dấu hiệu chậm nói. Ba mẹ đưa con đi khám bác sĩ thì kết luận là trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Vậy rối loạn ngôn ngữ là gì? Tại sao con gặp rối loạn ngôn ngữ? Khắc phục cho trẻ như thế nào để trẻ nói tốt, tự tin giao tiếp? Ba mẹ hãy đọc bài viết này để hiểu đúng về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. Và cách khắc phục, phòng ngừa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ.

Hàng ngàn ba mẹ trong cộng đồng Mẹ Việt – Chữa Con Chậm Nói Tại Nhà đang dạy con hiệu quả. THAM GIA NGAY để biết được các bí quyết dạy con học nói thành công!

Rối Loạn Ngôn Ngữ Là Gì?

Rối loạn ngôn ngữ xuất phát từ vấn đề nội tại của trẻ, do não bộ của trẻ có tổn thương. Đây là một dạng di chứng não, do vùng não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu. Biểu hiện là trẻ gặp khó khăn khi trao đổi thông tin, giao tiếp với người khác bằng lời nói. Ba mẹ thường thấy trẻ gặp các vấn đề về nói khó, nói ngọng. Trẻ không thể diễn đạt trình bày mong muốn bản thân, không hiểu lời nói,…

Bài tham khảo:

Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ

Mẹ Việt Tư Vấn: Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Trẻ Chậm Nói

Dấu Hiệu Của Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em

Các dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ thường không rõ rệt nên ba mẹ ít chú ý. Chỉ khi thấy con ngày càng lớn nhưng chậm nói, khó khăn khi giao tiếp thì mới đưa con đi khám. Dưới 5 tuổi, tỷ lệ  trẻ em bị chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ là 10-15%. Khi để ý quan sát kỹ ba mẹ sẽ thấy trẻ có những biểu hiện sau:

  • Bé không hứng thú khi nói chuyện, không nhớ thông tin cuộc hội thoại đã xảy ra.
  • Bé thường không nhớ tên của các đồ vật, gọi bằng “cái này”, “cái kia” để thay thế.
  • Nhầm những từ có liên quan đến nhau như “con chó” lại gọi thành “con mèo”.
  • Dùng các từ tối nghĩa, không hợp hoàn cảnh.
  • Dùng sai thành ngữ, tục ngữ.
  • Không thể tập trung nghe người khác nói
Đọc tiếp tại đây

The post Rối Loạn Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Chậm Nói Và Cách Khắc Phục appeared first on Tự Tin Làm Cha Mẹ.



from Tự Tin Làm Cha Mẹ https://ift.tt/qRVAU4O
via meviet on wordpress

Nhận xét